fbpx

[Cập Nhật] Yêu Cầu Chứng Minh Tài Chính Của Chương Trình Express Entry 2024

Bộ Di Trú Canada đã chính thức tăng số tiền ứng viên cần chứng minh tài chính để an cư theo Chương trình Express Entry 2024. Những con số này được đưa ra dựa trên thống kê của 50% tổng số thu nhập thấp. Các điều chỉnh này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 28/05/2024. 

Theo đó, với các điều kiện ràng buộc mới được cập nhật, việc cập nhật hồ sơ của các ứng viên trên hệ thống sẽ không làm thay đổi ngày và giờ mà Bộ Di Trú nhận được hồ sơ. Nên các ứng viên sẽ cần cập nhật đủ các hồ sơ theo yêu cầu trước khi đơn của họ được xét duyệt. 

Ai Cần Chứng Minh Tài Chính Theo Express Entry?

Số tiền tối thiểu cần thiết để định cư ở Canada chính là bằng chứng tài chính Express Entry của người nộp đơn. Nếu hồ sơ của ứng viên được nộp theo các chương trình như: Federal Skilled Worker Program (FSWP) hoặc Federal Skilled Trades Program (FSTP) thì ứng viên đó sẽ cần chứng minh tài chính đủ theo yêu cầu của chương trình Express Entry.  

Tuy nhiên, nếu ứng viên đó đã có lời mời làm việc và giấy phép làm việc hợp lệ ở Canada thì họ không cần cung cấp bằng chứng chứng minh tài chính cho FSWP và FSTP nữa. Ngoài ra, các ứng viên của chương trình Canada Experience (CEC) không có yêu cầu chứng minh tài chính. 

Hiện tại, với các hồ sơ đã được nộp thành công vào hệ thống Express Entry, các ứng viên sẽ nhận được yêu cầu gửi tài liệu chứng minh tài chính cho đơn của họ. Hoặc ứng viên sẽ cần tải lên Lời mời làm việc hợp pháp hoặc đã nộp đơn theo diện Canada Experience để chứng mình không cần chứng minh tài chính. 

Yêu Cầu Chứng Minh Tài Chính Bao Nhiêu? 

Số tiền cần chứng minh tài chính sẽ phụ thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình người nộp đơn, bao gồm: đương đơn chính, vợ/chồng và con cái phụ thuộc. Dù vợ/chồng và con cái phụ thuộc có đi cùng ứng viên đến Canada hay không thì vẫn sẽ được bao gồm trong số thành viên gia đình cần chứng minh tài chính. 

Số thành viên gia đình Số tiền cần chứng minh kể từ ngày 28/05/2024 (CAD) Số tiền cần chứng minh trước khi điều chỉnh
1 $14,690 $ 13,757
2 $ 18,288 $ 17,127
3 $ 22,483 $ 21,055
4 $ 27,297 $ 25,564
5 $ 30,690 $ 28,994
6 $ 34,917 $ 32,700
7 $ 38,875 $ 36,407
Từ thành viên thứ 8 trở đi, mỗi người tăng thêm $ 3,958 $ 3,706

 Thông Tin Cần Lưu Ý

Theo Bộ Di Trú, bằng chứng về nguồn tiền dùng để chứng minh tài chính được chấp nhận dưới dạng các văn bản chính thức từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính mang tính xác thực cao. 

Các văn bản đó cần phải có thông tin tất cả các tài khoản ngân hàng và đầu tư hiện có; Các khoản nợ hiện tại, bao gồm các khoản vay và thẻ tín dụng. Thư này cũng phải được in trên tiêu đề thư của ngân hàng / tổ chức tài chính. Ngoài ra, trên thư cũng phải bao gồm các chi tiết sau: 

  • thông tin liên hệ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính (địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email) 
  • tên của khách hàng
  • các khoản nợ chưa thanh toán của khách hàng (nợ thẻ tín dụng, các khoản vay)
  • những chi tiết này cho từng tài khoản ngân hàng và đầu tư hiện tại đang có: số tài khoản, ngày mở tài khoản, số dư tài khoản, số dư trung bình trong 6 tháng qua.

Như vậy, các ứng viên khi nộp hồ sơ theo chương trình thuộc Express Entry cần cập nhật mức chứng minh tài chính mới để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng thành viên của gia đình mình. Thiên Tú sẽ tiếp tục cập nhật với các bạn ngay khi có thông tin mới nhất về chương trình này! 

Để được tư vấn Chương Trình Làm Việc và Định Cư Canada phù hợp, vui lòng liên hệ hotline 0914 980 777 hoặc email: info@thientucorp.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!

Mất Bao Lâu Để Có Được Thường Trú Nhân Canada?

Có được Thường trú nhân Canada là ước mơ của rất nhiều người nhập cư đang tìm cách xây dựng cuộc sống mới và coi Canada là nơi định cư lâu dài của mình. Tuy nhiên, hành trình để có được thường trú nhân có thể khác nhau về độ dài và độ phức tạp của từng hồ sơ.

Sẽ mất bao lâu để có được thường trú nhân? Trong bài viết này, Thiên Tú sẽ chia sẽ với cá cbanj về các mốc thời gian cho các con đường khác nhau để có được thường trú nhân Canada.

Cần Hiểu Về Thường trú nhân

Trở thành thường trú nhân là một cột mốc quan trọng đối với những người muốn gắn bó với một đất nước thân thiện và đa dạng. Hiểu khái niệm PR là rất quan trọng để điều hướng quá trình nhập cư một cách hiệu quả.

  • Thường trú nhân cấp cho các cá nhân quyền sống, làm việc và học tập ở bất cứ đâu tại Canada vô thời hạn
  • Đây là con đường dẫn đến quốc tịch Canada và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi xã hội
  • Có nhiều con đường khác nhau để có được thường trú nhân và phổ biến nhất hiện nay là hệ thống Express Entry, Provincial Nominee Program (PNPs), family sponsorship và Atlantic Immigration Program.
  • Mỗi lộ trình có tiêu chí đủ điều kiện và thời gian xử lý riêng, ảnh hưởng đến tiến trình trở thành Thường trú nhân
  • Những người nhập cư tương lai nên đánh giá cẩn thận khả năng đáp ứng các điều kiện của mình và tìm hiểu các yêu cầu của từng lộ trình trước khi tiếp tục nộp đơn

Sẽ Mất Bao Lâu Để Trở Thành Thường Trú Nhân Canada Vào Năm 2024?

Thời gian để có được hoặc trở thành Thường trú nhân ở Canada khác nhau tuỳ theo con đường đã chọn. Nhìn chung, có thể mất vài tháng đến vài năm. Thông qua Express Entry, một số ứng viên có thể nhận được lời mời trong vòng vài tuần, trong khi những người khác có thể phải đợi vài tháng.

Thời gian xử lý hiện tại

Dưới đây là thời gian xử lý phổ biến cho các chương trình PR khác nhau.

Các chương trình nhập cư Kinh tế

Chương trình Thời gian xử lý hiện tại (5/2024)
Canadian Experience Class (CEC) 5 tháng
Federal Skilled Worker Program (FSWP) 5 tháng
Provincial Nominee Program (PNP) via Express Entry 6 tháng
Non-Express Entry PNP 11 tháng
Quebec Skilled Workers (QSW) 9 tháng
Quebec Business Class Entrepreneurs (Quebec) investors (Quebec) self-employed person (Quebec) 54 tháng
Federal Self-Employed 52 tháng
Atlantic Immigration Program 6 tháng
Start-up visa 37 tháng

Các Diện Bảo Lãnh

Chương trình Thời gian xử lý hiện tại (5/2024)
Spouse or common-law partner living outside Canada (dự định sống ngoài Quebec) 13 tháng
Spouse or common-law partner living outside Canada (dự định sống trong Quebec)  34 tháng 
Spouse or common-law partner living inside Canada (dự định sống ngoài Quebec) 11 tháng
Spouse or common-law partner living inside Canada (dự định sống trong Quebec) 27 tháng
Parents or Grandparents PR (dự định sống ngoài Quebec) 20 tháng
Parents or Grandparents PR (dự định sống trong Quebec) 33 tháng

Các tiêu chí đủ điều kiện cho Thường trú nhân là gì? 

Khả năng đáp ứng các điều kiện thay đổi tuỳ theo lộ trình dã chọn nhưng thường bao gồm các yếu tố như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, trình độ ngôn ngữ và mối quan hệ với Canada thông qua gia đình hoặc việc làm. 

Đối với việc bảo lãnh gia đình, không cần bất kỳ trình độ học vấn, kinh nghiệm hoặc trình độ ngôn ngữ nào. Người nộp đơn chỉ cần chứng minh tính xác thực của mối quan hệ của họ với thường trú nhân hoặc công dân Canada. 

Để được tư vấn chi tiết về các chương trình Thường trú nhân Canada, vui lòng liên hệ hotline 0914 980 777 hoặc email: infor@thientucorp.com để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Cần Làm Gì Để Tránh Bị Từ Chối Cấp Visa Work Petmit Canada

Khi nộp hồ sơ xin Giấy phép Làm việc, dù là đơn vị tư vấn hay đương đơn đều mong muốn nhận được kết quả tốt đẹp nhất, vì vậy mà quá trình chuẩn bị phải thật sự kỹ lưỡng, cẩn thận khi điền bất kỳ thông tin nào. Việc thu thập tất cả các tài liệu cần thiết và lập một danh sách để kiểm tra rất cần thiết và quan trọng để tránh mắc phải bất kỳ sai sót nào.

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mà Thiên Tú luôn ưu tiên đặt lên hàng đầu:

1. Kiểm tra tính hợp pháp của nhà tuyển dụng và Thư mời làm việc

Ứng viên cần xác nhận rằng đơn vị tuyển dụng có đủ uy tín, sự tin cậy và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của IRCC. Điều này khiến cho vai trò của luật sư/cố vấn di trú trong quá trình làm hồ sơ là điều vô cùng cần thiết. Vì chỉ có họ mới đủ khả năng cũng như thẩm quyền để kiểm tra về tính pháp lý của nhà tuyển dụng, cũng như tính hợp lệ của Thư mời làm việc.

2. Chuẩn bị hồ sơ xin thị thực đầy đủ

Việc chuẩn bị các hồ sơ sẽ rất dễ bị thiếu xót nếu bạn không lập một danh sách các hồ sơ cần chuẩn bị. Khi có một danh sách hồ sơ sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, thu thập các hồ sơ cần thiết và điền chính xác vào từng biểu mẫu.

Ứng viên cần đảm bảo cung cấp đủ mọi giấy tờ trước khi hoàn thành đơn đăng ký của mình. Ví dụ, với các loại giấy tờ như hộ chiếu, CCCD nếu hết hạn sẽ cần được gia hạn lại trước khi bắt đầu làm hồ sơ.

3. Nêu rõ ý định trở về nước sở tại

Mặc dù visa làm việc tại Canada được phép gia hạn miễn là bạn đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không tiếp tục làm việc ở Canada và không thể gia hạn visa làm việc của mình. Nhân viên Di trú muốn bạn đảm bảo phải quay trở về quốc gia của bạn khi visa của bạn hết hạn. Do đó, việc xuất trình bằng chứng về các mối quan hệ quan trọng với quê hương của mình, chẳng hạn như mối quan hệ với gia đình, sở hữu tài sản, triển vọng nghề nghiệp và hoạt động cộng đồng để chứng minh rằng bạn muốn quay lại đó sau khi thực hiện xong công việc ở Canada.

Nếu không đủ bằng chứng chứng minh các mối quan hệ ràng buộc tại nước sở tại, bạn có thể bị từ chối như trường hợp dưới đây

4. Hãy trung thực

Đơn xin giấy phép làm việc của bạn sẽ chỉ được chấp nhận nếu bạn cung cấp các thông tin chính xác và có các bằng chứng hỗ trợ. Việc cung cấp các bằng chứng để xác thực các thông tin mà bạn trình bày trong hồ sơ sẽ tăng khả năng chấp thuận visa của bạn.

5. Chuẩn bị tài chính

Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền để tự chi trả các chi phí cho bản thân trong thời gian sinh sống ở Canada. Chi phí sinh hoạt ở mỗi tỉnh bang sẽ khác nhau và còn tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú cuẩ bạn, vì vậy hãy nghiên cứu chi phí sinh hoạt và lên kế hoạch cho phù hợp.

Sẽ là một điểm cộng nếu bạn có thể chứng minh đủ chi phí sinh hoạt cho khoảng 1 năm đầu tiên.

6. Liên hệ hỗ trợ từ luật sư/cố vấn di trú

Nếu không phải là một chuyên gia, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và điền thông tin. Vì vậy, sự hỗ trợ từ một luật sư hay cố vấn di trú được cấp phép sẽ là việc rất cần thiết, điều này giúp đảm bảo cho đơn đăng ký của bạn là chính xác, kỹ lưỡng và tuân thủ tất cả các quy định mà bộ Di trú Canada đưa ra.

Mẫu Visa Work Permit nhận tại hải quan Canada

Luật sư/Cố vấn di trú sẽ kiểm tra kỹ các lý do từ chối và từ đó hướng dẫn ứng viên giải trình cho hợp lý. Khi mọi thứ bạn cung cấp đều trung thực, chính xác thì các ứng viên đừng lo lắng, chắc chắn bạn sẽ thành công nhận được visa đi làm việc tại Canada như trên.

Trên đây là những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu thực hiện hồ sơ xin Giấy phép làm việc Canada mà các bạn cần phải nắm rõ. Dù cho quá trình làm hồ sơ có gặp khó khăn gì, thì cũng hãy bình tĩnh, tự tin và cẩn thận giải quyết vấn đề. Dưới sự hỗ trợ từ luật sư/ cố vấn di trú nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ, chắc chắn hồ sơ của các bạn sẽ được xử lý một cách tốt nhất.

Các ứng viên quan tâm tới Chương trình Định Cư Canada, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0914 980 777 hoặc Email: info@thientucorp.com để được tư vấn chương trình phù hợp nhất.

Những Lý Do Bị Từ Chối Cấp Visa Work Permit Canada?

Để được làm việc hợp pháp tại Canada, bạn cần nộp đơn xin Giấy phép Làm việc – Work Permit. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng được chấp thuận cấp visa. Trong bài viết tuần này, Thiên Tú sẽ chia sẻ với các bạn về các lý do khiến đơn xin Giấy phép Làm việc của bạn bị từ chối.

Thư từ chối giấy phép làm việc là gì?

Sau khi nhân viên Di trú đánh giá đơn đăng ký của bạn, họ thường đưa ra lý do từ chối tuỳ thuộc vào tình trạng hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, Thư từ chối giấy phép lao động Canada có thể được cấp nếu nhân viên Di trú không tin rằng bạn sẽ rời khỏi đất nước khi kết thúc thời gian lưu trú dựa trên những điều sau:

  • Khả năng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ công việc của bạn
  • Mục đích chuyến thăm của bạn
  • Mối quan hệ của bạn ở Canada và quê hương của bạn
  • Lịch sử du lịch của bạn
  • Tình trạng nhập cư của bạn
  • Điều kiện việc làm và tài chính của bạn

Mẫu thư từ chối cấp visa Work Permit

Tuy nhiên, những lý do trên dường như khá “chung chung”, nên việc tìm ra “lý do thực sự” sẽ giúp cho bạn có thể tự tin nộp lại đơn xin Work permit. Cùng đi vào những lý do bị từ chối chi tiết dưới đây:

1. Lời mời làm việc không được công nhận

Nhân viên di trú có thể từ chối đơn đăng ký của bạn nếu họ cho rằng lời mời làm việc từ công ty tại Canada không hợp pháp. Tình huống này có thể xảy ra trong trường hợp công ty đó từ trước tới nay không bao giờ mời người nước ngoài làm việc, thông tin vị trí làm việc, nhiệm vụ, lương không hợp lý với vị trí tương ứng. Nhân viên Di trú sẽ thường xuyên kiểm tra chủ lao động khi đánh giá đơn đăng ký giấy phép làm việc, nên bất kì hành vi gian lận nào đều sẽ bị phát hiện.

Tuy nhiên, khi phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào với lời mời làm việc của bạn, nhân viên di trú sẽ liên hệ và yêu cầu giải trình trong thời gian quy định. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và giải trình hợp lý, trung thực.

2. Thiếu trình độ chuyên môn/kinh nghiệm làm việc

Ngoại trừ những ngành nghề hoặc công việc có thể không yêu cầu, còn lại đều sẽ yêu cầu có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đôi khi, với những tài liệu xác nhận kinh nghiệm làm việc thiếu tin cậy, cần kiểm chứng thì nhân viên Di trú có thể sẽ từ chối đơn đăng ký của bạn.

Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo được các hồ sơ xác nhận kinh nghiệm của bạn là hoàn toàn hợp lệ, đủ độ tin cậy và xác minh.

3. Mối ràng buộc với nước sở tại không đủ

Đối với các trường hợp như: độc thân, ly hôn không có con chung, không còn ba mẹ, không còn anh chị em ở Việt Nam,… thì khó có thể chứng minh được các bạn có thể quay trở về Việt Nam sau khi thời hạn visa làm việc hết hạn. Do đó, một số trường hợp đã bị từ chối vì lý do này.

Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được mình có những mối quan hệ ràng buộc rõ ràng, mật thiết ở Việt Nam. Thì chắc hẳn nhân viên Di trú sẽ không có lý do gì để từ chối đơn của bạn.

4. Thông tin sai hoặc thiếu minh bạch

Các nhân viên Di trú xem xét cẩn thận từng hồ sơ trong đơn xin giấy phép làm việc của bạn. Điều này liên quan đến việc đảm bảo rằng tất cả dữ liệu đều chính xác và có tính nhất quán.

Ví dụ, khi bạn cung cấp quá trình làm việc tại 2 vị trí toàn thời gian (full-time) ở 2 công ty vào cùng một thời điểm, nhân viên Di trú có thể đánh giá hồ sơ của bạn thiếu sự minh bạch. Trong tình huống này nhân viên Di trú có thể đánh giá rằng bạn đang cung cấp thông tin sai sự thật và sẽ từ chối đơn xin thị thực của bạn.

5. Không đủ tài chính

Đối với giấy phép làm việc, không có một yêu cầu bắt buộc nào về việc chứng minh tài chính. Tuy nhiên, nhân viên Di trú có thể đánh giá tình hình tài chính của bạn và đưa ra lý do từ chối nếu bạn không có đủ số tiền cần thiết để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Canada, bạn cần có đủ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình. Vì Chính phủ Canada muốn đảm bảo rằng các ứng viên nước ngoài sẽ tránh được những khó khăn trong thời gian đầu đến Canada, đồng thời sẽ không trở thành gánh nặng tài chính cho xã hội Canada.

6. Từng bị từ chối cấp thị thực trước đó

Nếu trước đó bạn đã từng bị từ chối cấp thị thực Canada hoặc bất kỳ quốc gia nào, tuy nhiên thông tin này vì bất kỳ lý do nào đó mà không được kê khai đầy đủ vào hồ sơ. Nhân viên Di trú có thể đánh giá bạn đã cố gắng che giấu việc bị từ chối cấp thị thực trước đó và từ chối đơn đăng ký hiện tại của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không cố ý và đã quên khai thông tin này vào đơn đăng ký, bạn có thể viết thư giải trình cụ thể cho nhân viên Di trú để họ có thể đánh giá lại đơn đăng ký của bạn một cách kỹ lưỡng nhất có thể.

Trên đây là những lý do từ chối thường gặp nhất trong quá trình làm hồ sơ xin thị thực tại Canada. Tuy nhiên, cho dù lý do từ chối là gì, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, chính xác và trung thực, thì bạn hoàn toàn có thể giải trình những nghi vấn của nhân viên Di trú và nộp lại hồ sơ.

Với đội ngũ luật sư, cố vấn di trú chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, Thiên Tú tự tin trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, Thiên Tú đều sẽ đồng hành cùng khách hàng giải quyết vấn đề để đón chờ kết quả tốt đẹp nhất. Trong bài viết tiếp theo, Thiên Tú sẽ chia sẻ với các bạn về các giải pháp để tránh bị từ chối Giấy phép Làm việc Canada.

Các ứng viên quan tâm tới Chương trình Định Cư Canada, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0914 980 777 hoặc Email: info@thientucorp.com để được tư vấn chương trình phù hợp nhất.

Top 4 Tỉnh Bang Đáng Sống Nhất Tại Canada

Canada, quốc gia hạnh phúc thứ 2 trong nhóm G7, vẫn luôn là điểm đến hàng đầu của dân nhập cư trên toàn thế giới. Với 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ, tỉnh bang nào sẽ là tỉnh bang đáng sống nhất tại Canada? Cùng Thiên Tú tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

British Columbia

British Columbia chính là tỉnh bang có khí hậu tốt nhất tại Canada. Đây là tỉnh bang có khí hậu ôn hoà và dễ chịu với việc liền kề Thái Bình Dương. Khí hậu nơi đây đa dạng, thời tiết ấm áp, khung cảnh hùng vĩ với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Từ đó, các ngành dịch vụ du lịch, ăn uống tại tỉnh bang này rất phát triển, nhu cầu tuyển dụng tăng cao, tạo cơ hội việc làm tốt cho người nhập cư mới đến. Ngoài ra, British Columbia cũng là tỉnh bang có bình quân thu nhập đầu người đứng thứ 4 tại Canada.

Một số hình ảnh về tỉnh bang British Columbia

Để hiểu rõ hơn về các chương trình làm việc, định cư tại tỉnh bang British Columbia, vui lòng tìm hiểu Chương trình Làm việc & Định cư Tại đây

Saskatchewan

Saskatchewan là tỉnh bang có tỷ lệ thất nghiệp và chi phí sinh hoạt thấp nhất tại Canada. Tỉnh bang này còn được mệnh danh là “vựa lúa mì của Canada” với hệ thống đồng lúa mì và thảo nguyên bạt ngàn. Do đó, ngành nông nghiệp tại khu vực này rất phát triển, hàng năm tiếp nhận một lượng lớn người nhập cư tới làm việc tại các nông trại.

Tỉnh bang này có địa hình khá bằng phẳng, nằm sâu vào đất liền nên mùa hè thời tiết khá ôn hoà, còn mùa đông tuyết rơi khá dày nên thường lạnh buốt.

Một số hình ảnh về tỉnh bang Saskatchewan

Để hiểu rõ hơn về các chương trình làm việc, định cư tại tỉnh bang Saskatchewan, vui lòng tìm hiểu Chương trình Làm việc & Định cư Tại đây

Ontario

Ontario, tỉnh bang có diện tích lớn thứ 2 của Canada, là một trong những khu vực có mật độ dân số thấp nhưng lại tập trung khá nhộn nhịp ở những thành phố lớn. Tỉnh bang này nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ, các thành phố nhộn nhịp và những bãi biển tuyệt vời. Tuy các chương trình tại tỉnh bang này có yêu cầu tương đối “cao” hơn các tỉnh khác, nhưng vẫn thu hút rất nhiều người nhập cư bởi hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân tốt, rất nhiều cơ hội việc làm tại các thành phố lớn, tỉ lệ tội phạm cực kì thấp.

Một số hình ảnh về tỉnh bang Ontario

Để hiểu rõ hơn về các chương trình làm việc, định cư tại tỉnh bang Ontario, vui lòng tìm hiểu Chương trình Làm việc & Định cư Tại đây 

Alberta

Alberta là 1 trong 4 tỉnh bang có số lượng người Việt sinh sống đông đảo nhất hiện nay. Đây là tỉnh bang có mức thu nhập bình quân cao nhất tại Canada. Thị trường lao động tại đây khá đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt ngành công nghiệp dầu khí của Alberta phát triển hàng đầu thế giới. Tuy thời tiết vào mùa đông tương đối khắc nghiệt, nhưng người dân nơi đây đã cân bằng nhờ vào lối sống lành mạnh, tổ chức nhiều hoạt động thể chất và duy trì kết nối xã hội.

Một số hình ảnh về tỉnh bang Alberta

Để hiểu rõ hơn về các chương trình làm việc, định cư tại tỉnh bang Alberta, vui lòng tìm hiểu Chương trình Làm việc & Định cư Tại đây 

Như vậy, mỗi tỉnh bang sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tuỳ vào khả năng cũng như sự lựa chọn của mỗi người mà đưa ra quyết định phù hợp. Thiên Tú sẽ tiếp tục chia sẻ thêm thông tin chi tiết hơn về từng tỉnh bang trong các bài viết sau.

Các ứng viên quan tâm tới Chương trình Định Cư Canada, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0914 980 777 hoặc Email: info@thientucorp.com để được tư vấn chương trình phù hợp nhất

error: Content is protected !!
Liên hệ Hotline