Tổng thống Trump đã ký một đạo luật mới đình chỉ lao động nhập cư khi nền kinh tế Mỹ hồi phục sau đại dịch COVID-19.
Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp mới để hạn chế nhập cư vào Mỹ cho đến hết năm nay. Thông báo có hiệu lực ngay lập tức và sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2020. Theo lý giải, mục đích của sắc lệnh này là bảo vệ 525.000 việc làm cho người dân Mỹ.
Đại dịch đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến trên toàn thế giới, bao gồm ở Mỹ và Canada. Chính quyền Trump từ lâu đã lập luận rằng, việc chào đón người nhập cư sẽ làm ảnh hưởng đến người lao động Mỹ, do đó việc hạn chế nhập cư trong đại dịch sẽ giúp người Mỹ có lợi thế hơn.
Mặt khác, Canada cho rằng nhập cư tạo ra việc làm và vẫn cam kết đón nhận nhiều người nhập cư hơn.
Các loại visa làm việc tại Mỹ bị tạm ngưng trong năm 2020
Đến hết năm nay, Mỹ sẽ không cấp thị thực việc làm mới cho các loại: H-1B, H-2B, J và L.
Thị thực H-2B dành cho lao động thời vụ phi nông nghiệp
Thị thực J dành cho các chương trình trao đổi về công việc và giáo dục
Thị thực L dành cho luân chuyển nhân sự nội bộ trong công ty.
Việc đình chỉ áp dụng cho những ai hiện ở bên ngoài nước Mỹ và những người hiện không có visa làm việc hợp lệ.
Sắc lệnh này cho Chính phủ Hoa Kỳ sự linh hoạt để có thể miễn trừ một số cá nhân và không áp dụng cho những người xin tị nạn tại đây.
Trump đã tuyên bố đóng băng việc cấp thẻ xanh vào tháng 4 nhưng không đình chỉ các thị thực việc làm vào thời điểm đó.
Con đường nhập cư Canada luôn sẵn sàng
Thị thực H-1B rất phổ biến và được cấp cho 85.000 người mỗi năm, cho phép chủ lao động tại Mỹ thuê nhân công nước ngoài trong các ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao.
Những người có visa H-1B đôi khi gặp phải những trở ngại trong việc lấy thẻ xanh Mỹ, dẫn đến việc họ tìm đến các chương trình lấy thường trú tại Canada. Trước đây, những người có visa H-1B nhập cư vào Canada mỗi năm thông qua hệ thống Express Entry đa số là người Ấn Độ.
Canada đã có các biện pháp nhập cư đặc biệt để đối phó với dịch bệnh từ ngày 18/3. Tuy nhiên, Chính phủ Liên bang cũng như hầu hết các tỉnh bang vẫn tiếp tục tổ chức rút thăm hồ sơ nhập cư từ tháng 3 để tiếp nhận những cư dân mới. Canada dự kiến sẽ tổ chức nhiều đợt rút thăm khác trong tuần này.
Tổng cộng, Canada có hơn 80 con đường nhập cư khác nhau cho những người lao động có tay nghề cao hiện đang sống trong và ngoài nước. Diện Tài năng Toàn cầu là một lựa chọn phổ biến khác cho các nhân viên công nghệ ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới muốn chuyển đến định cư tại Canada.
Lao động nước ngoài tạm thời được miễn trừ các hạn chế đi lại trong đại dịch và có thể vào Canada kể cả từ Hoa Kỳ, điều này cũng được áp dụng cho một số trường hợp khác.
Qua gần 5 tháng phong toả và đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Coronavirus, nhiều quốc gia trên thế giới đã thông báo thời gian dự kiến mở cửa sân bay để sẵn sàng chào đón công dân, du khách và những người nhập cư.
1. Lebanon ??ngày 15 tháng 7
2. Bahrain ??ngày 10 tháng 6
3. Qatar ??ngày 10 tháng 6
4. Jordan ??ngày 15 tháng 7
5. Iraq ?? (Hành lang hàng không) ngày 1 tháng 8
6. Iran ??ngày 1 tháng 8
7. Ai Cập ??ngày 1 tháng 8
8 Ả Rập Saudi ??ngày 1 tháng 8
9. Tunisia ??ngày 1 tháng 8
10. Baghdad ??đầu tháng 811. Nhật Bản ??ngày 15 tháng 6
12. Bắc Macedonia ??ngày 15 tháng 6
13. Litva ??ngày 15 tháng 6
14. Hungary ??ngày 15 tháng 6
15. Ba Lan ??ngày 15 tháng 6
16. Romania ??ngày 15 tháng 6
17. Serbia ??ngày 15 tháng 6
18. Hà Lan ??ngày 20 tháng 6
19. Kazakhstan ??ngày 20 tháng 6
20. Albania ??ngày 22 tháng 6
21. Bosnia và Herzegovina ??ngày 22 tháng 6
22. Đan Mạch ??ngày 22 tháng 6
23. Estonia ??ngày 22 tháng 6
24. Phần Lan ??ngày 22 tháng 6
25. Hàn Quốc ??ngày 22 tháng 6
26. Ireland ??ngày 22 tháng 6
27. Kyrgyzstan ??ngày 22 tháng 6
28. Latvia ??ngày 22 tháng 6
29. Na Uy ??ngày 22 tháng 6
30. Slovakia ??ngày 22 tháng 6
31. Úc ??ngày 1 tháng 7
32. Bỉ??Ngày 1 tháng 7
33. Belarus ??ngày 1 tháng 7
34. Trung Quốc ??(chỉ Bắc Kinh) ngày 1 tháng 7
35. Thụy Điển ??ngày 1 tháng 7
36. Canada ??ngày 1 tháng 7
37. Colombia ??ngày 1 tháng 7
38. Kosovo ??ngày 1 tháng 7
39. Malaysia ??ngày 1 tháng 7
40. Moldova ??ngày 1 tháng 7
41. Uzbekistan ??ngày 1 tháng 7
42. Đài Loan ??ngày 1 tháng 7
43. Turkmenistan ??ngày 1 tháng 7
44. Ukraine ??ngày 1 tháng 7
45. Indonesia ??ngày 10 tháng 7 2020
46. Ấn Độ ??ngày 10 tháng 7
47. Pakistan ??ngày 10 tháng 7
48. Algeria ??ngày 15 tháng 7
49. Ma-rốc ??ngày 15 tháng 7
50. Philippines ??ngày 15 tháng 7
51. Nam Phi ??ngày 15 tháng 7
52. Georgia ??(chỉ dành cho Thành phố Georgia) ngày 15 tháng 7
53. Vương quốc Anh ??ngày 15 tháng 7
55. Kuwait ??15 tháng 7
56. Libya ??15 tháng 7
57. Síp (bên Thổ Nhĩ Kỳ) 01 tháng 6
58. Nga ??15 tháng 7
59. Bulgaria ??10 tháng 6
60. Brazil ??ngày 1 tháng 8
61. Armenia ??ngày 1 tháng 8
62. Pháp ??ngày 1 tháng 8
63. Hy Lạp ??ngày 10 tháng 6
64. Đức ??ngày 15 tháng 6
65. Tây Ban Nha ??ngày 1 tháng 8
66. Ý ??ngày 1 tháng 8
67. Áo ??ngày 15 tháng 6
68. Azerbaijan ??ngày 15 tháng 6
69. Cộng Hoà Séc ??ngày 15 tháng 6
70. Mỹ ??ngày 1 tháng 9
71. Thuỵ Sỹ ??ngày 15 tháng 6
72. UAE thực hiện chuyến bay đầu tiên đến sân bay Beirut ngày 1 tháng 7
Thông tin từ ICAO – Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ
Công bố mới của Tổng thống Trump về việc tạm thời đình chỉ nhập cư đã chỉ rõ những khác biệt cơ bản giữa Canada và Mỹ.
Lệnh cấm nhập cư tạm thời của Mỹ bắt đầu có hiệu lực khi ông Trump thực hiện lời hứa đầu tiên của ông trên Twitter tối thứ Hai.
Trump đã ký một Sắc lệnh có hiệu lực vào lúc 11:59 tối thứ năm ngày 23/4 về việc tạm ngưng xử lý hồ sơ thường trú của những người bên ngoài nước Mỹ trong vòng 60 ngày, ngoại trừ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc các nhà nghiên cứu giúp chống lại COVID-19.
Điều này đang bị chỉ trích vì không mấy liên quan đến việc ngăn chặn sự lây lan của virus, mà chủ yếu là vì vấn đề chính trị hướng đến cuộc bầu cử tổng thống của ông Trump vào mùa thu này.
Cristobal Ramón, một nhà phân tích cao cấp của Trung tâm chính sách Bipartisan ở Mỹ, gọi động thái này là một bước đi thuần túy về chính trị và cho rằng Mỹ đang có ít đơn xin nhập cư hơn do COVID-19. Về mặt lý thuyết, Mỹ sẽ tự giải quyết kịp thời việc tạm dừng này trong quá trình xử lý nhập cư mà không cần sự can thiệp của Trump.
Ramón nói với CIC News: “Ông ấy đang cố gắng đưa ra một câu chuyện để khẳng định quyền kiểm soát tình hình, cho mọi người thấy cách phản ứng tích cực của ông ấy với COVID-19 nhưng tôi nghĩ những gì chúng ta thấy là không có câu chuyện nào rõ ràng. Ông Trump đang cố gắng làm mọi việc chỉ để ngăn chặn những lời chỉ trích”. Ông cũng nói rằng tổng thống đã có những bước đi thiếu chủ ý trong cách tiếp cận, thực hiện và tuyên truyền về dịch bệnh.
Song song đó, theo báo cáo của Đài phát thanh Canada, họ sẽ không thực hiện bất kỳ chính sách đình chỉ nhập cư tương tự. Bất chấp sự tàn phá của COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, Canada vẫn nhận ra rằng người nhập cư hỗ trợ thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mặc dù Canada cũng ban hành các hạn chế tạm thời đối với khách du lịch nhưng các đơn xin thường trú vẫn đang được chấp thuận và Chính phủ vẫn đang mời thêm người nộp đơn xin thường trú.
Số Lượng Nhập cư Canada bình quân cao gấp ba lần so với Mỹ
Canada có dân số khoảng 38 triệu người và hiện đang chào đón khoảng 340.000 người nhập cư mỗi năm (chiếm 0,9% dân số). Trong khi đó, Mỹ có dân số khoảng 330 triệu người và thêm khoảng 1,1 triệu người nhập cư mỗi năm (0,3% dân số).
Gần 60% người nhập cư Canada theo diện kinh tế, 26% thuộc diện gia đình và 14% là người tị nạn. Bên cạnh đó, Mỹ nhận khoảng 10% người nhập cư diện kinh tế, 70% từ gia đình và 20% là người tị nạn.
Các tỉnh bang của Canada tự chủ việc nhập cư hơn các tiểu bang tại Mỹ
Nhập cư là một vấn đề thuộc quyền tài phán liên bang và tỉnh bang theo hiến pháp Canada. Điều này cho phép các tỉnh và vùng lãnh thổ quản lý các chương trình nhập cư của riêng để đáp ứng nhu cầu kinh tế.
Giống như Canada, Mỹ là một liên bang, và trong khi các tiểu bang của Mỹ có quyền lực mạnh mẽ theo hiến pháp quốc gia, họ lại không có quyền tiếp đón người nhập cư.
Sự khác biệt này rất quan trọng vì ở Canada, Chính phủ liên bang nếu muốn hạn chế nhập cư sẽ phải đối mặt với áp lực từ các tỉnh bang, còn Chính phủ liên bang tại Mỹ có toàn quyền đối với hệ thống nhập cư của đất nước và không cần phải đáp ứng mong muốn của một số tỉnh bang trong việc cần nhiều người nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
Hệ Thống Chính phủ Của Hai Nước
Một sự khác biệt lớn khác giữa Canada và Mỹ khi nói đến nhập cư là hệ thống chính trị. Canada có hệ thống chính phủ nghị viện, có nghĩa là một đảng phái giành được đa số hoặc một thiểu số trọng yếu sẽ có quyền kiểm soát đáng kể đối với các chính sách của quốc gia. Điều này cho phép Canada ban hành các chính sách và kế hoạch nhập cư mới khá dễ dàng.
Bên cạnh đó, Mỹ có hệ thống thuộc tổng thống, quyền lực được chia đều giữa tổng thống, quốc hội và thượng viện dẫn đến tình trạng bế tắc chính trị trong nhiều lĩnh vực, chính sách, bao gồm cả nhập cư, vì ba nhánh của Chính phủ cần đạt được sự đồng thuận về các vấn đề lớn trước khi ban hành các kế hoạch mới. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa từ lâu đã đồng ý việc điều chỉnh chính sách nhập cư là điều cần thiết nhưng vẫn không thể đồng ý về đa số cải cách.
Canada có nhiều quyền kiểm soát hơn biên giới, điều này rất quan trọng đối với hỗ trợ cộng đồng
Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa hai nước là khả năng quản lý di cư bất thường.
Sự kiểm soát đối với những người đi vào một quốc gia là rất quan trọng để duy trì sự hỗ trợ cộng đồng di dân, Canada có xu hướng giúp đỡ họ tích cực hơn cho những người mới đến so với Mỹ.
Trước khi dịch bệnh diễn ra, Canada đã ghi nhận mức độ di cư bất thường cao nhất trong lịch sử với hàng ngàn người xin tị nạn qua biên giới Canada-Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số liệu người tị nạn tại Canada lại thấp hơn so với Mỹ, từ lâu nhiều người di cư đã vượt qua biên giới phía nam để được tị nạn và có cơ hội làm việc tại Canada.
Kết quả là, trong khi vấn đề nhập cư tại Mỹ bị chi phối bởi các cuộc tranh luận về an ninh quốc gia thì ở Canada lại xoay quanh về cách làm thế nào để tăng cường lợi ích kinh tế của việc nhập cư.
Canada cam kết không lay chuyển hệ thống nhập cư trong đại dịch coronavirus
Bất chấp các biện pháp hạn chế đi lại để đối phó với COVID-19, Canada vẫn tiếp tục thể hiện cam kết của mình đối với Kế hoạch nhập cư năm 2020-2022 mà quốc gia này đã công bố vào tháng 3/2020.
Canada vẫn cho phép một số người nhập cư ngoại lệ, sinh viên quốc tế và lao động nước ngoài tạm thời vào nước này. Chính phủ cũng công bố các biện pháp nới lỏng hơn để giúp những người nhập cư không thể nộp đầy đủ hồ sơ vì sự gián đoạn liên quan đến dịch bệnh.
Có thể nói, dấu hiệu lớn nhất mang tính cam kết và sự thành công vang dội trong việc chào đón người nhập cư trong đại dịch coronavirus, là cả chính phủ liên bang và các tỉnh bang tiếp tục tổ chức bốc thăm tuyển chọn và mời các ứng viên thành công nộp đơn xin thường trú tại Canada:
Bốc thăm Express Entry diễn ra vào ngày 16/4 và 15/4
BC đã có một chương trình đề cử tỉnh bang vào ngày 16/4
Hai đợt bốc thăm diễn ra vào ngày 9/4
BC đã công bố ba lần bốc thăm PNP vào ngày 6 và 7/4 và 30/3
Alberta đã có hai lần bốc thăm PNP vào ngày 1 và 14/4
Saskatchewan đã có một lần bốc thăm PNP vào ngày 26/3
Manitoba cũng đã tổ chức bốc thăm vào ngày 26/3
Bốc thăm Express Entry diễn ra vào ngày 23/3
Alberta đã tổ chức bốc thăm PNP vào ngày 18/3
Bốc thăm Express Entry được tổ chức vào ngày 18/3
Bốn lý do tại sao Canada vẫn cho phép nhập cư
Cho dù đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn, có bốn lý do chính khiến Canada không dừng việc này:
Lịch sử: Canada là một quốc gia được xây dựng bởi những người nhập cư và người dân bản địa. Lịch sử của Canada về việc giúp đỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, những nỗ lực thích ứng với người mới đến để họ có thể tiếp tục đóng góp cho kinh tế và xã hội của Canada.
Địa lý: Canada có vị trí thuận lợi để kiểm soát chặt chẽ những người có thể vào nước này. Như đã đề cập ở trên, điều này cho phép Canada hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng và tiếp tục duy trì mức độ nhập cư cao.
Chính sách: Người dân trên khắp Canada công nhận nhập cư là rất quan trọng để duy trì sự phát triển. Canada có dân số già và tỷ lệ sinh thấp làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra áp lực tiền tệ. Do đó, người nhập cư chủ yếu được chào đón thông qua diện kinh tế để kích thích nền kinh tế Canada và hỗ trợ tài chính. Các bên liên quan làm việc cùng nhau để ban hành chính sách hỗ trợ việc chào đón người nhập cư và giúp họ hội nhập với xã hội của Canada.
Chính trị: Người nhập cư chiếm hơn 20% dân số Canada và nhiều công dân Canada là thế hệ di dân thứ hai, thứ ba và thứ tư. Họ chủ yếu sinh sống tại các thành phố lớn, do đó các đảng chính trị thường cần phải kêu gọi sự ủng hộ của người nhập cư để củng cố quyền lực.
Tin tức tổng hợp, Admin biên dịch
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ
Chế độ phúc lợi xã hội tại Mỹ tương đối hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ năm 1936, chế độ phúc lợi xã hội tại Mỹ được dần dần hoàn thiện sau khi ban hành Đạo luật An sinh Xã hội (Social Security Act). Đạo luật An sinh Xã hội bao gồm các phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội liên bang, tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền trợ cấp công cộng, phúc lợi của phụ nữ mang thai và trẻ em,…
Ngoài những chính sách phúc lợi nói trên đã được bao gồm trong phương án an sinh xã hội, nước Mỹ còn rất nhiều phúc lợi xã hội liên quan tới các phương diện của cuộc sống và công việc. Một số loại bảo hiểm thường gặp như sau:
Bảo hiểm việc làm
Tiền bảo hiểm thất nghiệp: là một loại chế độ bảo hiểm. Hàng tháng, bạn trích 1 khoảng từ trong tiền lương của mình để nộp bảo hiểm, để đến khi bạn thất nghiệp thì có thể nhận tiền bồi thường. Số tiền này thường bằng một nửa số tiền lương của người đó.
Tiền bồi thường cho công nhân: Đây là loại bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng cho chính quyền bang hoặc công ty bảo hiểm. Khi công nhân bị tai nạn nghề nghiệp sẽ được đăng ký lãnh tiền bồi thường. Mức bồi thường và thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào khoản tiền mà chủ đóng bảo hiểm là bao nhiêu, đồng thời cũng có thể được báo mức chi phí y tế nhất định.
Tiền bảo hiểm tàn tật của bang: đây là bảo hiểm dành riêng cho những người bệnh tật trong khoảng thời gian ngắn mà tạm thời không thể làm việc được. Loại hình bảo hiểm này hiện chỉ có ở các bang California, New York, New Jersey, Hawaii và Puerto Rico. Người được bảo hiểm trong khoảng thời gian bị bệnh vẫn trong chế độ còn làm việc, sau khi hồi phục lại bắt đầu làm việc, tiền bảo hiểm sẽ ngừng việc chi trả.
Trợ cấp cuộc sống cho người có thu nhập thấp
Phiếu lương thực: là loại tem phiếu cứu tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Phiếu này được phát hành bởi Bộ Nông nghiệp Liên bang Mỹ giải ngân cho chính quyền các bang để phát hành. Các phiếu này chỉ có giá trị quy đổi các nông phẩm sản xuất tại Mỹ, không được đổi lấy tiền mặt. Phiếu này chỉ được phát cho công dân Mỹ.
Trường học cung cấp bữa ăn giá rẻ hoặc miễn phí: là chương trình thực phẩm dinh dưỡng mang tính toàn quốc. Đây là chương trình được chính phủ thiết lập để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh. Những người không có quốc tịch Mỹ cũng có quyền lợi này.
Chương trình trợ cấp năng lượng trong nhà: Chương trình này dành cho tất cả mọi người sinh sống tại Mỹ. Tiền trợ cấp năng lượng ngoài việc giúp đỡ chi trả tiền than củi, tiền điện ra, còn có thể thay thế cho tiền sửa các thiết bị có liên quan tới sưởi ấm như lò sưởi, ống khói,…
Nhà ở công cộng giá rẻ: đây là khoản phúc lợi xã hội tại Mỹ rất riêng với 4 hình thức như nhà ở công cộng, nhà ở trợ cấp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhà giá rẻ. Người đăng ký phải tròn 62 tuổi hoặc là người có thu nhập thấp, có một số trợ cấp nhà ở trong này yêu cầu đồng thời cả hai điều kiện nói trên.
Trợ cấp y tế
Trợ cấp tiền thuốc (Medicaid): là một chương trình bảo hiểm sức khỏe, được lập ra để cho những gia đình có thu nhập thấp, có thể đồng thời được hưởng cùng với bảo hiểm y tế. Khuyết điểm duy nhất của chương trình này là chỉ dành riêng cho công dân Mỹ.
Chương trình chăm sóc y tế tại nhà (In Home Support Service) là chương trình do chính quyền Liên bang, bang và huyện cùng chịu trách nhiệm thực hiện. Chương trình cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà và các dịch vụ không phải là y tế cho người già từ 65 tuổi trở lên, người khiếm thị hoặc người tàn tật. Điều này giúp cho họ có thể sống an toàn tại nhà mà không cần vào viện dưỡng lão hoặc các tổ chức y tế công cộng khác.
Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua một số chế độ phúc lợi xã hội tại Mỹ cũng như những chính sách đặc trưng riêng. Việc trở thành một công dân Mỹ cũng là một tiền đề để bạn có thể sống và hưởng các chế độ phúc lợi tuyệt vời tại đất nước cờ hoa. Chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành và hỗ trợ bạn và gia đình thông qua các chương trình định cư tại Mỹ ngay từ Việt Nam nhé.
Người nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ thông qua các chương trình định cư do Chính phủ nước này cung cấp. Để minh chứng cho tình trạng cư trú hợp pháp của những cá nhân này, chính phủ Mỹ cấp cho họ một Thẻ thường trú nhân (hay còn gọi là Thẻ xanh Mỹ).
Thẻ xanh là căn cứ giúp bạn nhận những quyền lợi đặc thù dành riêng cho Thường trú nhân tại Mỹ.
Cụ thể, các quyền lợi dành cho bạn khi sở hữu Thẻ xanh Mỹ bao gồm:
Bỏ qua mọi thủ tục hành chính phức tạp khi bạn xuất nhập cảnh tại Mỹ. Bạn sẽ không phải lo bị từ chối hay bị làm phiền bởi những thủ tục hành chính khi xuất nhập cảnh tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng thẻ xanh của bạn còn hiệu lực để đảm bảo việc di chuyển ra vào lãnh thổ Mỹ được thông suốt. Ngoài ra, bạn không nên rời Mỹ quá 6 tháng nếu không muốn bị tra hỏi và nghi ngờ về ý định thường trú của mình.
Bạn có thể nộp đơn xin quyền công dân Mỹ sau 5 năm kể từ ngày được cấp thẻ xanh. Không có quy định nào buộc bạn phải nhập quốc tịch Mỹ. Nếu muốn, bạn vẫn có thể duy trình tình trạng thường trú nhân của mình bao lâu tùy thích. Và đặc biệt hơn nữa, nếu quốc gia của bạn cho phép việc sở hữu 2 quốc tịch, bạn có thể nhập tịch Mỹ mà không cần bỏ quốc tịch hiện tại.
Bạn được quyền nộp đơn xin chính phủ hỗ trợ về tài chính và giáo dục.
Bạn sẽ được giảm học phí cho chương trình học cao đẳng hoặc đại học. Thông thường, mức học phí dành cho thường trú nhân sẽ thấp hơn so với du học sinh quốc tế từ 3 – 4 lần.
Bạn có thể làm việc cho các doanh nghiệp, công ty với bất cứ loại công việc và thời gian nào một cách tự do mà không cần phải có người bảo lãnh (trừ những công việc chỉ tuyển người Mỹ)
Bạn còn có thể nộp đơn ứng tuyển các công việc liên quan đến an ninh – công việc vốn chỉ áp dụng cho công dân và thường trú nhân Mỹ. Điều này cho thấy thẻ xanh mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm hơn.
Chính phủ Mỹ cung cấp thêm cho thường trú nhân tại Mỹ một lợi ích khác rất hấp dẫn. Bạn chỉ cần làm việc tối thiểu 10 năm trước khi nghỉ hưu tại Mỹ, bạn sẽ nhận được các ưu đãi an sinh xã hội.
Bạn có thể xin giấy phép thành lập công ty tại Mỹ.
Bạn còn có thể nộp đơn xin bảo lãnh vợ/chồng và con em dưới 21 tuổi (chưa lập gia đình) để sang Mỹ sinh sống cùng mình. Đặc biệt hơn, ngay cả khi người đứng đơn không may qua đời thì vợ/chồng, con em vẫn được duy trình tình trạng thẻ xanh trên.
Chính phủ sẽ cấp cho bạn quyền thường trú nhân vĩnh viễn chứ không phải tạm thời. Điều này có nghĩa là tình trạng thường trú nhân của bạn sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi Luật Di trú Mỹ thay đổi trong tương lai.
Bạn có thể mua nhà ở Mỹ hoặc dễ dàng vay tiền để mua nhà với lãi suất thấp hơn. Đây cũng là một trong những lợi thế hàng đầu của chiếc thẻ xanh Mỹ
Ngoài việc sở hữu nhà, bạn còn có thể mua xe hay bất kỳ thứ gì công dân Mỹ được phép sở hữu.
Bạn có thể chọn bất kỳ bang nào để sinh sống lâu dài và tự do di chuyển đến bất kỳ nơi nào ở Mỹ mà không cần sự cho phép của Bộ Di trú.
Bạn được quyền kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản hay bảo hiểm.
Bạn sẽ được tham gia bảo hiểm do các công ty bảo hiểm tại Mỹ chỉ chịu trách nhiệm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm khi bạn có tấm thẻ xanh trong tay. Thẻ xanh Mỹ cũng giúp bạn lên kế hoạch bảo hiểm khi cần thiết.
Khi sở hữu thẻ xanh Mỹ, bạn sẽ được hưởng hầu hết quyền lợi theo luật của Mỹ (trừ quyền bầu cử vì chỉ công dân Mỹ mới có quyền này). Mặc dù vậy, bạn vẫn là một phần trong tiến trình chính trị. Bạn vẫn có thể tham gia đóng góp vào các chiến dịch chính trị tại văn phòng quốc gia hoặc tại bang mà mình đang sống.
Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua những lợi thế mà tấm thẻ xanh Mỹ mang lại. Chúng tôi hi vọng có thể đồng hành và hỗ trợ bạn cũng như gia đình bạn trong việc tìm kiếm chiếc thẻ xanh cho riêng gia đình mình.