Công bố mới của Tổng thống Trump về việc tạm thời đình chỉ nhập cư đã chỉ rõ những khác biệt cơ bản giữa Canada và Mỹ.
Lệnh cấm nhập cư tạm thời của Mỹ bắt đầu có hiệu lực khi ông Trump thực hiện lời hứa đầu tiên của ông trên Twitter tối thứ Hai.
Trump đã ký một Sắc lệnh có hiệu lực vào lúc 11:59 tối thứ năm ngày 23/4 về việc tạm ngưng xử lý hồ sơ thường trú của những người bên ngoài nước Mỹ trong vòng 60 ngày, ngoại trừ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc các nhà nghiên cứu giúp chống lại COVID-19.
Điều này đang bị chỉ trích vì không mấy liên quan đến việc ngăn chặn sự lây lan của virus, mà chủ yếu là vì vấn đề chính trị hướng đến cuộc bầu cử tổng thống của ông Trump vào mùa thu này.
Cristobal Ramón, một nhà phân tích cao cấp của Trung tâm chính sách Bipartisan ở Mỹ, gọi động thái này là một bước đi thuần túy về chính trị và cho rằng Mỹ đang có ít đơn xin nhập cư hơn do COVID-19. Về mặt lý thuyết, Mỹ sẽ tự giải quyết kịp thời việc tạm dừng này trong quá trình xử lý nhập cư mà không cần sự can thiệp của Trump.
Ramón nói với CIC News: “Ông ấy đang cố gắng đưa ra một câu chuyện để khẳng định quyền kiểm soát tình hình, cho mọi người thấy cách phản ứng tích cực của ông ấy với COVID-19 nhưng tôi nghĩ những gì chúng ta thấy là không có câu chuyện nào rõ ràng. Ông Trump đang cố gắng làm mọi việc chỉ để ngăn chặn những lời chỉ trích”. Ông cũng nói rằng tổng thống đã có những bước đi thiếu chủ ý trong cách tiếp cận, thực hiện và tuyên truyền về dịch bệnh.
Song song đó, theo báo cáo của Đài phát thanh Canada, họ sẽ không thực hiện bất kỳ chính sách đình chỉ nhập cư tương tự. Bất chấp sự tàn phá của COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, Canada vẫn nhận ra rằng người nhập cư hỗ trợ thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mặc dù Canada cũng ban hành các hạn chế tạm thời đối với khách du lịch nhưng các đơn xin thường trú vẫn đang được chấp thuận và Chính phủ vẫn đang mời thêm người nộp đơn xin thường trú.
Số Lượng Nhập cư Canada bình quân cao gấp ba lần so với Mỹ
Canada có dân số khoảng 38 triệu người và hiện đang chào đón khoảng 340.000 người nhập cư mỗi năm (chiếm 0,9% dân số). Trong khi đó, Mỹ có dân số khoảng 330 triệu người và thêm khoảng 1,1 triệu người nhập cư mỗi năm (0,3% dân số).
Gần 60% người nhập cư Canada theo diện kinh tế, 26% thuộc diện gia đình và 14% là người tị nạn. Bên cạnh đó, Mỹ nhận khoảng 10% người nhập cư diện kinh tế, 70% từ gia đình và 20% là người tị nạn.
Các tỉnh bang của Canada tự chủ việc nhập cư hơn các tiểu bang tại Mỹ
Nhập cư là một vấn đề thuộc quyền tài phán liên bang và tỉnh bang theo hiến pháp Canada. Điều này cho phép các tỉnh và vùng lãnh thổ quản lý các chương trình nhập cư của riêng để đáp ứng nhu cầu kinh tế.
Giống như Canada, Mỹ là một liên bang, và trong khi các tiểu bang của Mỹ có quyền lực mạnh mẽ theo hiến pháp quốc gia, họ lại không có quyền tiếp đón người nhập cư.
Sự khác biệt này rất quan trọng vì ở Canada, Chính phủ liên bang nếu muốn hạn chế nhập cư sẽ phải đối mặt với áp lực từ các tỉnh bang, còn Chính phủ liên bang tại Mỹ có toàn quyền đối với hệ thống nhập cư của đất nước và không cần phải đáp ứng mong muốn của một số tỉnh bang trong việc cần nhiều người nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
Hệ Thống Chính phủ Của Hai Nước
Một sự khác biệt lớn khác giữa Canada và Mỹ khi nói đến nhập cư là hệ thống chính trị. Canada có hệ thống chính phủ nghị viện, có nghĩa là một đảng phái giành được đa số hoặc một thiểu số trọng yếu sẽ có quyền kiểm soát đáng kể đối với các chính sách của quốc gia. Điều này cho phép Canada ban hành các chính sách và kế hoạch nhập cư mới khá dễ dàng.
Bên cạnh đó, Mỹ có hệ thống thuộc tổng thống, quyền lực được chia đều giữa tổng thống, quốc hội và thượng viện dẫn đến tình trạng bế tắc chính trị trong nhiều lĩnh vực, chính sách, bao gồm cả nhập cư, vì ba nhánh của Chính phủ cần đạt được sự đồng thuận về các vấn đề lớn trước khi ban hành các kế hoạch mới. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa từ lâu đã đồng ý việc điều chỉnh chính sách nhập cư là điều cần thiết nhưng vẫn không thể đồng ý về đa số cải cách.
Canada có nhiều quyền kiểm soát hơn biên giới, điều này rất quan trọng đối với hỗ trợ cộng đồng
Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa hai nước là khả năng quản lý di cư bất thường.
Sự kiểm soát đối với những người đi vào một quốc gia là rất quan trọng để duy trì sự hỗ trợ cộng đồng di dân, Canada có xu hướng giúp đỡ họ tích cực hơn cho những người mới đến so với Mỹ.
Trước khi dịch bệnh diễn ra, Canada đã ghi nhận mức độ di cư bất thường cao nhất trong lịch sử với hàng ngàn người xin tị nạn qua biên giới Canada-Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số liệu người tị nạn tại Canada lại thấp hơn so với Mỹ, từ lâu nhiều người di cư đã vượt qua biên giới phía nam để được tị nạn và có cơ hội làm việc tại Canada.
Kết quả là, trong khi vấn đề nhập cư tại Mỹ bị chi phối bởi các cuộc tranh luận về an ninh quốc gia thì ở Canada lại xoay quanh về cách làm thế nào để tăng cường lợi ích kinh tế của việc nhập cư.
Canada cam kết không lay chuyển hệ thống nhập cư trong đại dịch coronavirus
Bất chấp các biện pháp hạn chế đi lại để đối phó với COVID-19, Canada vẫn tiếp tục thể hiện cam kết của mình đối với Kế hoạch nhập cư năm 2020-2022 mà quốc gia này đã công bố vào tháng 3/2020.
Canada vẫn cho phép một số người nhập cư ngoại lệ, sinh viên quốc tế và lao động nước ngoài tạm thời vào nước này. Chính phủ cũng công bố các biện pháp nới lỏng hơn để giúp những người nhập cư không thể nộp đầy đủ hồ sơ vì sự gián đoạn liên quan đến dịch bệnh.
Có thể nói, dấu hiệu lớn nhất mang tính cam kết và sự thành công vang dội trong việc chào đón người nhập cư trong đại dịch coronavirus, là cả chính phủ liên bang và các tỉnh bang tiếp tục tổ chức bốc thăm tuyển chọn và mời các ứng viên thành công nộp đơn xin thường trú tại Canada:
- Bốc thăm Express Entry diễn ra vào ngày 16/4 và 15/4
- BC đã có một chương trình đề cử tỉnh bang vào ngày 16/4
- Hai đợt bốc thăm diễn ra vào ngày 9/4
- BC đã công bố ba lần bốc thăm PNP vào ngày 6 và 7/4 và 30/3
- Alberta đã có hai lần bốc thăm PNP vào ngày 1 và 14/4
- Saskatchewan đã có một lần bốc thăm PNP vào ngày 26/3
- Manitoba cũng đã tổ chức bốc thăm vào ngày 26/3
- Bốc thăm Express Entry diễn ra vào ngày 23/3
- Alberta đã tổ chức bốc thăm PNP vào ngày 18/3
- Bốc thăm Express Entry được tổ chức vào ngày 18/3
Bốn lý do tại sao Canada vẫn cho phép nhập cư
Cho dù đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn, có bốn lý do chính khiến Canada không dừng việc này:
Lịch sử: Canada là một quốc gia được xây dựng bởi những người nhập cư và người dân bản địa. Lịch sử của Canada về việc giúp đỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, những nỗ lực thích ứng với người mới đến để họ có thể tiếp tục đóng góp cho kinh tế và xã hội của Canada.
Địa lý: Canada có vị trí thuận lợi để kiểm soát chặt chẽ những người có thể vào nước này. Như đã đề cập ở trên, điều này cho phép Canada hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng và tiếp tục duy trì mức độ nhập cư cao.
Chính sách: Người dân trên khắp Canada công nhận nhập cư là rất quan trọng để duy trì sự phát triển. Canada có dân số già và tỷ lệ sinh thấp làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra áp lực tiền tệ. Do đó, người nhập cư chủ yếu được chào đón thông qua diện kinh tế để kích thích nền kinh tế Canada và hỗ trợ tài chính. Các bên liên quan làm việc cùng nhau để ban hành chính sách hỗ trợ việc chào đón người nhập cư và giúp họ hội nhập với xã hội của Canada.
Chính trị: Người nhập cư chiếm hơn 20% dân số Canada và nhiều công dân Canada là thế hệ di dân thứ hai, thứ ba và thứ tư. Họ chủ yếu sinh sống tại các thành phố lớn, do đó các đảng chính trị thường cần phải kêu gọi sự ủng hộ của người nhập cư để củng cố quyền lực.
Tin tức tổng hợp, Admin biên dịch
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ
? Công Ty Tư Vấn Định Cư Thiên Tú
☎️ Hotline: 0914980777 – 0914981777
? Email: info@thientucorp.com
? Office: Tầng 31 | Tòa tháp Lanmark 81, Vinhomes Tân Cảng, Q. Bình Thạnh, TP. HCM