fbpx

Để được làm việc hợp pháp tại Canada, bạn cần nộp đơn xin Giấy phép Làm việc – Work Permit. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng được chấp thuận cấp visa. Trong bài viết tuần này, Thiên Tú sẽ chia sẻ với các bạn về các lý do khiến đơn xin Giấy phép Làm việc của bạn bị từ chối.

Thư từ chối giấy phép làm việc là gì?

Sau khi nhân viên Di trú đánh giá đơn đăng ký của bạn, họ thường đưa ra lý do từ chối tuỳ thuộc vào tình trạng hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, Thư từ chối giấy phép lao động Canada có thể được cấp nếu nhân viên Di trú không tin rằng bạn sẽ rời khỏi đất nước khi kết thúc thời gian lưu trú dựa trên những điều sau:

  • Khả năng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ công việc của bạn
  • Mục đích chuyến thăm của bạn
  • Mối quan hệ của bạn ở Canada và quê hương của bạn
  • Lịch sử du lịch của bạn
  • Tình trạng nhập cư của bạn
  • Điều kiện việc làm và tài chính của bạn

Mẫu thư từ chối cấp visa Work Permit

Tuy nhiên, những lý do trên dường như khá “chung chung”, nên việc tìm ra “lý do thực sự” sẽ giúp cho bạn có thể tự tin nộp lại đơn xin Work permit. Cùng đi vào những lý do bị từ chối chi tiết dưới đây:

1. Lời mời làm việc không được công nhận

Nhân viên di trú có thể từ chối đơn đăng ký của bạn nếu họ cho rằng lời mời làm việc từ công ty tại Canada không hợp pháp. Tình huống này có thể xảy ra trong trường hợp công ty đó từ trước tới nay không bao giờ mời người nước ngoài làm việc, thông tin vị trí làm việc, nhiệm vụ, lương không hợp lý với vị trí tương ứng. Nhân viên Di trú sẽ thường xuyên kiểm tra chủ lao động khi đánh giá đơn đăng ký giấy phép làm việc, nên bất kì hành vi gian lận nào đều sẽ bị phát hiện.

Tuy nhiên, khi phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào với lời mời làm việc của bạn, nhân viên di trú sẽ liên hệ và yêu cầu giải trình trong thời gian quy định. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và giải trình hợp lý, trung thực.

2. Thiếu trình độ chuyên môn/kinh nghiệm làm việc

Ngoại trừ những ngành nghề hoặc công việc có thể không yêu cầu, còn lại đều sẽ yêu cầu có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đôi khi, với những tài liệu xác nhận kinh nghiệm làm việc thiếu tin cậy, cần kiểm chứng thì nhân viên Di trú có thể sẽ từ chối đơn đăng ký của bạn.

Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo được các hồ sơ xác nhận kinh nghiệm của bạn là hoàn toàn hợp lệ, đủ độ tin cậy và xác minh.

3. Mối ràng buộc với nước sở tại không đủ

Đối với các trường hợp như: độc thân, ly hôn không có con chung, không còn ba mẹ, không còn anh chị em ở Việt Nam,… thì khó có thể chứng minh được các bạn có thể quay trở về Việt Nam sau khi thời hạn visa làm việc hết hạn. Do đó, một số trường hợp đã bị từ chối vì lý do này.

Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được mình có những mối quan hệ ràng buộc rõ ràng, mật thiết ở Việt Nam. Thì chắc hẳn nhân viên Di trú sẽ không có lý do gì để từ chối đơn của bạn.

4. Thông tin sai hoặc thiếu minh bạch

Các nhân viên Di trú xem xét cẩn thận từng hồ sơ trong đơn xin giấy phép làm việc của bạn. Điều này liên quan đến việc đảm bảo rằng tất cả dữ liệu đều chính xác và có tính nhất quán.

Ví dụ, khi bạn cung cấp quá trình làm việc tại 2 vị trí toàn thời gian (full-time) ở 2 công ty vào cùng một thời điểm, nhân viên Di trú có thể đánh giá hồ sơ của bạn thiếu sự minh bạch. Trong tình huống này nhân viên Di trú có thể đánh giá rằng bạn đang cung cấp thông tin sai sự thật và sẽ từ chối đơn xin thị thực của bạn.

5. Không đủ tài chính

Đối với giấy phép làm việc, không có một yêu cầu bắt buộc nào về việc chứng minh tài chính. Tuy nhiên, nhân viên Di trú có thể đánh giá tình hình tài chính của bạn và đưa ra lý do từ chối nếu bạn không có đủ số tiền cần thiết để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Canada, bạn cần có đủ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình. Vì Chính phủ Canada muốn đảm bảo rằng các ứng viên nước ngoài sẽ tránh được những khó khăn trong thời gian đầu đến Canada, đồng thời sẽ không trở thành gánh nặng tài chính cho xã hội Canada.

6. Từng bị từ chối cấp thị thực trước đó

Nếu trước đó bạn đã từng bị từ chối cấp thị thực Canada hoặc bất kỳ quốc gia nào, tuy nhiên thông tin này vì bất kỳ lý do nào đó mà không được kê khai đầy đủ vào hồ sơ. Nhân viên Di trú có thể đánh giá bạn đã cố gắng che giấu việc bị từ chối cấp thị thực trước đó và từ chối đơn đăng ký hiện tại của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không cố ý và đã quên khai thông tin này vào đơn đăng ký, bạn có thể viết thư giải trình cụ thể cho nhân viên Di trú để họ có thể đánh giá lại đơn đăng ký của bạn một cách kỹ lưỡng nhất có thể.

Trên đây là những lý do từ chối thường gặp nhất trong quá trình làm hồ sơ xin thị thực tại Canada. Tuy nhiên, cho dù lý do từ chối là gì, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, chính xác và trung thực, thì bạn hoàn toàn có thể giải trình những nghi vấn của nhân viên Di trú và nộp lại hồ sơ.

Với đội ngũ luật sư, cố vấn di trú chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, Thiên Tú tự tin trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, Thiên Tú đều sẽ đồng hành cùng khách hàng giải quyết vấn đề để đón chờ kết quả tốt đẹp nhất. Trong bài viết tiếp theo, Thiên Tú sẽ chia sẻ với các bạn về các giải pháp để tránh bị từ chối Giấy phép Làm việc Canada.

Các ứng viên quan tâm tới Chương trình Định Cư Canada, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0914 980 777 hoặc Email: info@thientucorp.com để được tư vấn chương trình phù hợp nhất.

error: Content is protected !!
Liên hệ Hotline