Chính phủ đã điều chỉnh yêu cầu về mức lương trung bình ở Canada trong việc xác định chủ lao động cần nộp đơn xin LMIA theo diện lương cao hay lương thấp.
Tiền lương trung bình mỗi giờ đã tăng lên ở hầu hết các tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada. Các doanh nghiệp đang sử dụng nhân viên người nước ngoài sẽ sử dụng chỉ tiêu “tiền lương trung bình mỗi giờ” được đưa ra theo từng tỉnh bang để biết được những yêu cầu họ phải đáp ứng cho Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP).
Mức lương trung bình ở Canada và vị trí tuyển dụng sẽ xác định chủ lao động cần đăng ký. Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA) theo diện dành cho các công việc lương cao hay lương thấp. Nếu chủ lao động đang đề nghị mức lương cho một công nhân nước ngoài tạm thời:
Bằng hoặc cao hơn mức lương trung bình theo giờ của tỉnh bang hoặc lãnh thổ, họ sẽ phải nộp đơn theo diện các vị trí lương cao
Dưới mức lương trung bình theo giờ của tỉnh bang hoặc lãnh thổ, họ sẽ nộp đơn theo diện các vị trí lương thấp
Các điều chỉnh mới về mức lương trung bình ở Canada có hiệu lực từ ngày 11/05.
Sử dụng lao động nước ngoài trong bối cảnh hạn chế đi lại vì coronavirus
Canada đang nỗ lực thay đổi nhiều thủ tục hành chính để giúp các nhà tuyển dụng có đủ nhân lực bổ sung từ nước ngoài và đối phó với đại dịch COVID-19.
Cơ quan Phát triển xã hội & việc làm tại Canada (ESDC) đã áp dụng các biện pháp sau đây cho tất cả các hồ sơ LMIA trước đó và mới đăng ký:
Chủ lao động không cần gửi báo cáo về thay đổi nhỏ trong việc quản lý miễn là không làm thay đổi các điều khoản và điều kiện của LMIA;
Yêu cầu về đăng tuyển công việc cho LMIA trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm đang được miễn trừ đến ngày 31/10/2020;
LMIA cho các ngành nghề nông nghiệp và thực phẩm đang được ưu tiên;
Thời gian làm việc tối đa theo LMIA tăng từ 1-2 năm cho diện lương thấp và được thí điểm trong 3 năm;
Sử dụng lao động theo chương trình Nông nghiệp hoặc Chương trình nông nhân mùa vụ có thể nộp “Báo cáo Khảo sát nhà ở” trước đó; và
Việc thay đổi người đứng tên được áp dụng cho những chủ lao động cần đưa tên người khác vào LMIA vì những lý do liên quan đến COVID-19.
Canada cũng đang cung cấp nguồn lực cho các nhà tuyển dụng đảm bảo an toàn cho các nhân viên mới đến từ nước ngoài, bao gồm gói tài chính trị giá 50 triệu đô la hỗ trợ người lao động hoàn thành giai đoạn cách ly bắt buộc.
Người lao động từ nước ngoài sẽ chỉ được Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) cho phép qua biên giới nếu họ có lý do chính đáng. Nếu một công dân đến làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ cơ sở hạ tầng quan trọng, họ có thể sẽ được nhận nếu chứng minh được rằng việc này yêu cầu họ phải đến Canada và có kế hoạch cách ly thích hợp.
Để đảm bảo hồ sơ nhập cư vẫn được tiến hành suôn sẻ, các ứng viên sẽ sớm có thể thực hiện bài kiểm tra ngôn ngữ với các kỳ thi IELTS & CELPIP sau khi các biện pháp phòng chống coronavirus dần được nới lỏng tại Canada và trên toàn thế giới.
Chính phủ Canada yêu cầu các công nhân lành nghề muốn nộp đơn xin thường trú nhân Canada (PR) phải hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, do đó, đây là điều kiện bắt buộc mà các ứng viên phải đáp ứng được.
Trên thực tế, một trong những cách tốt nhất để tăng tỷ lệ nhập cư thành công vào Canada là đạt được điểm cao trong bài kiểm tra ngôn ngữ.
Cơ quan Di trú Canada (IRCC) chấp nhận 04 bài kiểm tra ngôn ngữ sau đây:
CELPIP: Chương trình đánh giá chỉ số thông thạo tiếng Anh của Canada
IELTS Tổng quát: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế
TEF Canada: Kiểm tra đánh giá tiếng Pháp
TCF Canada: Kiểm tra kiến thức tiếng Pháp
Đa số người nhập cư đều nói tiếng Anh, do đó họ thường chọn tham gia kỳ thi CELPIP hoặc IELTS.
Các ứng viên có kiến thức về tiếng Anh, tiếng Pháp và muốn đạt được điểm bổ sung (ví dụ: trong chương trình Express Entry) có thể chọn làm bài kiểm tra bằng cả hai ngôn ngữ.
Express Entry, Chương trình đề cử tỉnh bang (PNP) và các diện còn lại của hệ thống nhập cư Canada vẫn tiếp tục hoạt động trong đại dịch COVID-19, và trong những ngày gần đây, nhiều đợt rút thăm của Express Entry và PNP đã được tiến hành.
Tuy nhiên, coronavirus đã dẫn đến việc phong toả ở Canada và trên toàn thế giới khiến người nhập cư gặp khó khăn trong việc hoàn thành các bài kiểm tra ngôn ngữ. Các trung tâm tổ chức cuộc thi phải tuân theo quy định của địa phương để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của các ứng viên và nhân viên của họ.
Tình hình được kiểm soát, nhiều kỳ thi CELPIP và IELTS sẽ được mở lại
Trong những tuần gần đây, các tỉnh bang tại Canada đã giảm bớt các hạn chế phong toả. Ontario, tỉnh bang lớn nhất Canada công bố kế hoạch mở rộng hơn nữa danh sách các doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại trong vài ngày tới.
Các trung tâm tổ chức kiểm tra ngôn ngữ đã sẵn sàng cung cấp các lịch thi có sẵn. Tại Canada, các bài kiểm tra IELTS hiện được đăng ký ở British Columbia (BC), Alberta và Manitoba.
CELPIP hiện cũng đang được mở lại tại BC. Paragon Testing Enterprises, công ty quản lý kỳ thi CELPIP dự đoán rằng họ sẽ tổ chức các ngày thi ở Alberta, Manitoba, và Newfoundland và Labrador trong vài tuần tới. Ở nước ngoài, kỳ thi này hiện được tổ chức ở Hồng Kông.
Michelle Avelena của Paragon tests Enterprises cho biết: “Chúng tôi theo dõi tình hình COVID-19 mỗi ngày và sẽ có nhiều địa điểm hơn ở Canada và trên thế giới mở lại các kỳ thi CELPIP ngay khi đảm bảo được sự an toàn”
IELTS hiện được tổ chức tại 29 quốc gia, bao gồm nhiều nơi ở của người nhập cư đến Canada như: Úc, Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria, Nga và Việt Nam. IELTS đã thông báo ngày thi dự kiến ở nhiều quốc gia trong thời gian sắp tới.
Monica Aguirre của trung tâm IDP IELTS Canada giải thích rằng, khi nhiều thành phố ngưng phong toả, chúng tôi sẽ đánh giá tình hình mỗi nơi để đảm bảo tuân thủ quy định của các cơ quan y tế. IDP là một trong ba đơn vị quản lý kỳ thi IELTS, cùng với Hội đồng Anh và Tổ chức Đánh giá tiếng Anh – Cambridge.
Cả Avelena và Aguirre đều nhấn mạnh rằng những địa điểm tổ chức kỳ thi CELPIP và IELTS sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của ứng viên, nhân viên và điều phối viên của trung tâm.
Canada vẫn chấp nhận đơn xin nhập cư
Bên cạnh đó, các ứng viên cần bỏ qua sự gián đoạn liên quan đến coronavirus để tiếp tục chuẩn bị hồ sơ nhập cư và nộp đơn như dự định. Họ có thể tận dụng thời gian này để ôn luyện cho kỳ thi CELPIP hoặc IELTS và cải thiện khả năng cho cơ hội nhập cư Canada.
IRCC và nhiều tỉnh bang đã tuyên bố, họ sẽ không từ chối đơn đăng ký nếu hồ sơ của các ứng viên không đầy đủ vì bị ảnh hưởng và gián đoạn bởi COVID-19.
Đây là chương trình nhập cư được chờ đợi từ lâu và sẽ đem đến nhiều cơ hội nhận thường trú cho người lao động trong một số ngành nông nghiệp & thực phẩm.
Chương trình Thí điểm giúp giải quyết nhu cầu nhân lực cho các chủ lao động trong ngành chế biến thịt, sản xuất nấm và nhà kính và các ngành chăn nuôi tại Canada. Những người có thị thực tạm thời đã làm việc trong các lĩnh vực này ở Canada có thể nộp đơn xin thường trú theo diện nhập cư mới.
Trong ba năm tới đây, Cơ quan Di trú Canada (IRCC) sẽ cần tới 2.750 ứng viên cùng với gia đình mỗi năm. Theo thông báo của IRCC, diện thí điểm này sẽ được áp dụng từ hôm nay cho đến ngày 14/05/2023.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm & nông nghiệp tại Canada đã kêu gọi Chính phủ Liên bang giúp họ tuyển dụng và duy trì lực lượng lao động cần thiết cho công việc. Chương trình thí điểm này được dự kiến ra mắt vào cuối tháng 3 nhưng bị hoãn lại do đại dịch COVID-19. Chương trình đem đến khả năng được nhận thường trú nhân tại Canada cho người lao động nước ngoài tạm thời (TFWs) với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông sản.
Diện thí điểm nhập cư của ngành thực phẩm & nông nghiệp không áp dụng tại tỉnh bang Quebec (hệ thống nhập cư riêng biệt), tuy nhiên, chủ lao động tại Quebec thuê lao động nước ngoài tạm thời không theo mùa vụ có thể được hưởng lợi trong 2 năm khi Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA), một phần của chương trình thí điểm, miễn là phân loại nghề nghiệp quốc gia (NOC) của người lao động hợp lệ. Sau đó, họ có thể nộp đơn nhận thường trú nhân thông qua Chương trình Lao động có kinh nghiệm tại Quebec (PEQ).
Các vị trí và ngành nghề đủ điều kiện theo diện thí điểm bao gồm:
Sản xuất thịt;
Phân phối, bán lẻ
Sản xuất & chế biến
Giám sát trang trại và công nhân chăn nuôi
Chế biến thực phẩm
Sản xuất nhà kính, vườn ươm, trồng hoa, sản xuất nấm;
Giám sát trang trại và công nhân chăn nuôi
Công nhân nông trại tổng hợp
Thu hoạch lao động.
Chăn nuôi không bao gồm nuôi trồng thủy sản;
Giám sát trang trại và công nhân chăn nuôi chuyên ngành
Công nhân nông trại
Cơ hội nhận thường trú nhân trong chương trình thí điểm của ngành thực phẩm & nông nghiệp
Ngành nông nghiệp & thực phẩm hỗ trợ 1 trong 8 lĩnh vực công việc trên cả nước. Năm 2019, xuất khẩu nông nghiệp đạt mức kỷ lục 67 tỷ đô la.
Bộ trưởng Bộ di trú Canada, ông Marco Mendicino cho biết: “Thu hút & duy trì người lao độngtài năng là điều cần thiết để giúp phát triển nền kinh tế của chúng tôi và cải thiện mức sống của tất cả người dân tại Canada. Cơ hội nhận thường trú nhân trong chương trình thí điểm của ngành thực phẩm & nông nghiệp sẽ giúp thu hút những người lao động, doanh nghiệp hoạt động kinh tế ở Canada và hỗ trợ nhu cầu nguồn lực cho nông dân cùng với các nhà xưởng chế biến.”
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ
Canada và Úc đã theo đuổi các kế hoạch nhập cư hoàn toàn khác nhau trong những năm gần đây, và xu hướng này tiếp tục được định hình trong cuộc khủng hoảng virus coronavirus.
Nhập cư rất quan trọng đối với “sức khỏe” nền kinh tế của cả Canada và Úc. Trong những thập kỷ gần đây, hai nước ngày càng phụ thuộc vào thường trú nhân mới và những người có thị thực tạm thời như sinh viên quốc tế và lao động nước ngoài để gia tăng dân số, lực lượng lao động và giúp tăng trưởng kinh tế.
Du học sinh viên là một nhân tố hữu ích giúp chúng ta hiểu được lợi ích kinh tế của việc nhập cư ở cả hai quốc gia. Sinh viên quốc tế đóng góp khoảng 22 tỷ đô la hàng năm cho nền kinh tế Canada, đáp ứng 170.000 việc làm. Tại Úc, mức đóng góp là 39 tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm và cung cấp 240.000 nhân lực.
Khoảng 22% trong 38 triệu dân Canada là người nhập cư, trong khi ở Úc là 30% của 25,5 triệu người. Điều này cho thấy 8 triệu người nhập cư ở mỗi quốc gia có tác động đáng kể và tích cực hơn đối với nền kinh tế và tạo ra rất việc làm. Tuy nhiên, Canada và Úc đã theo đuổi các kế hoạch nhập cư hoàn toàn khác nhau trong những năm gần đây và xu hướng này vẫn tiếp tục trong cuộc khủng hoảng virus coronavirus.
Kế hoạch nhập cư đối lập
Mức độ nhập cư tại Canada tăng đều đặn kể từ cuối những năm 1980, và trong những năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Úc cũng bắt đầu tăng cường nhập cư vào cuối những năm 1990 nhưng đã thay đổi hướng đi trong vài năm qua.
Chỉ vài ngày trước khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng coronavirus, Canada tuyên bố sẽ nhắm mục tiêu đến 340.000 người nhập cư vào năm 2020 (tính theo đầu người là 0,9% dân số) và thậm chí cao hơn vào năm 2021 và 2022. Trước đây trung bình có khoảng 260.000 thường trú nhân mới mỗi năm và cho đến năm 2016, Canada quyết định sẽ có ít nhất 300.000 người mới đến hàng năm.
Canada đang có mục tiêu tiếp nhận 58% người nhập cư đến từ diện kinh tế, 27% thuộc diện đoàn tụ gia đình và 15% cho người tị nạn & các chương trình nhân đạo khác.
Trong khi đó năm ngoái, Úc tuyên bố sẽ giảm từ 30.000 đến 160.000 người nhập cư hàng năm cho đến năm 2023 (chiếm khoảng 0,6% dân số). Trước khi công bố cắt giảm, Úc đã giữ mục tiêu nhập cư vào khoảng 190.000 người trong 8 năm liên tiếp. Theo kế hoạch hiện tại của Úc, 70% người nhập cư sẽ đến từ diện kinh tế và 30% thuộc tầng lớp gia đình.
Canada tăng cường nhập cư trong đại dịch COVID-19
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hệ thống nhập cư của cả hai đất nước, tuy nhiên Canada vẫn đang cố gắng để đạt được các mục tiêu di dân diện kinh tế được nêu trong Kế hoạch nhập cư mới nhất.
Vào tháng Tư, Canada đã ban hành 11.700 lời mời đăng ký thường trú theo Hệ thống quản lý Express Entry của Liên bang, so với 7.800 của tháng Ba và 8.000 vào tháng Hai. Ngoài ra, các tỉnh bang tại Canada tiếp tục cung cấp lộ trình nộp hồ sơ thường trú cho các ứng viên nhập cư trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, đại dịch đã làm giảm đi đáng kể các hồ sơ nhập cư thuộc diện kinh tế tại Úc. Tháng trước, Úc đã phát hành 100 lời mời nhập cư theo hệ thống SkillSelect, so với 2.050 vào tháng Ba và 1.500 vào tháng Hai.
Tại sao cả hai nước đều cần người nhập cư?
Cả Canada và Úc đều mong muốn có thêm người nhập cư do dân số già và tỷ lệ sinh thấp.
Độ tuổi trung bình ở Canada là 41 trong khi đó ở Úc là 38. Tỷ lệ sinh ở Canada là 1,5 và 1,7 ở Úc. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ sinh đều dưới mức cần thiết để thay thế dân số (2,1 trẻ trên một phụ nữ).
Trong năm 2018-19, dân số Canada tăng 1,4% (531.000 người), trong đó 82% tăng trưởng dân số do người thường trú và tạm trú mới, và 18% từ sự gia tăng tự nhiên (tỷ lệ sinh trừ tử vong).
Trong năm 2018-19, dân số Úc đã tăng 1,5% (371.000 người), với 62,5% tăng trưởng dân số đến từ người thường trú và tạm trú mới, và 37,5% từ mức tăng tự nhiên.
Nhập cư được chứng minh là vấn đề quan trọng của cả hai quốc gia trong việc thúc đẩy tăng trưởng lực lượng lao động, đây là một trong hai cách để phát triển kinh tế cùng với việc sử dụng nguồn lao động này một cách hiệu quả.
Hơn nữa, người nhập cư giúp giảm bớt áp lực tài chính mà cả hai quốc gia phải đối mặt do dân số già. Hoạt động kinh tế do người nhập cư tạo ra giúp hỗ trợ các khoản thu cần thiết của Chính phủ để tài trợ cho các dịch vụ xã hội quan trọng như chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực thường trở nên tốn kém hơn khi dân số già hóa nhanh chóng.
Hậu đại dịch: Canada và Úc sẽ phản ứng như thế nào?
Một số nhà lãnh đạo ở Úc đã kêu gọi cắt giảm nhiều hơn số lượng người nhập cư vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19. Thượng nghị sĩ Kristina Keneally gần đây đã lập luận trên tờ Sydney Morning Herald rằng việc duy trì mức nhập cư hiện tại sẽ làm tổn thương người lao động tại Úc.
Cho đến nay, có rất ít cuộc thảo luận mang tính chính trị ở Canada về chính sách nhập cư sau đại dịch, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ di trú Canada mới đây cho rằng Chính phủ Liên bang vẫn cam kết chào đón người nhập cư để giúp Canada phục hồi kinh tế.
Liệu cuộc khủng hoảng diễn ra và ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của các chính sách nhập cư của Canada và Úc, đây là điều không ai có thể đoán được. Tuy nhiên, Canada quyết định sẽ có thêm người nhập cư thông qua hệ thống Express Entry vào tháng trước đang nói lên mong muốn duy trì mức độ nhập cư cao để hỗ trợ kinh tế.
Ngoài ra, có bốn yếu tố khiến Canada tích cực giữ nguyên định hướng phát triển nguồn dân số ngay cả sau giai đoạn kinh tế khó khăn bao gồm cả sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Bốn yếu tố: lịch sử, địa lý, chính sách và chính trị của Canada cho thấy đất nước này vẫn luôn bám sát Kế hoạch nhập cư 2020-2022 sau khu đại dịch đi qua.
CIC News | Admin biên dịch
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ
Ông Marco Mendicino đã tham gia một buổi hỏi đáp vào sáng ngày 5/5 để thảo luận về việc đại dịch coronavirus sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nhập cư của Canada như thế nào trong những tháng tới.
Trong cuộc thảo luận kéo dài 60 phút với Bộ phận Luật Di trú của Hiệp hội Luật sư Canada, Bộ trưởng Di trú đã đề cập đến các vấn đề như mức độ nhập cư, lao động nước ngoài tạm thời và sinh viên quốc tế.
Kế hoạch nhập cư: Canada sẽ vẫn mở cửa chào đón người nhập cư sau COVID-19
“Nhập cư chắc chắn là chìa khóa cho sự thành công và phục hồi kinh tế của chúng tôi, đó sẽ là một động lực kinh tế và cũng là Sao Bắc Đẩu cho chính sách của chúng tôi trong tương lai”, ông Mend Mendicino nói.
Mendicino thấy rằng: COVID-19 sẽ không thay đổi định hướng về nhân khẩu học dài hạn của Canada. Tỷ lệ giữa người lao động và người về hưu ở Canada đang giảm dần, điều đó có nghĩa là nước này sẽ tiếp tục cần người nhập cư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông cũng lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Canada đối mặt với đại dịch và thách thức kinh tế, tuy nhiên, Canada vẫn không ngừng phát triển một phần nhờ các chính sách nhập cư.
Bộ trưởng cho biết Chính phủ Liên bang sẽ tham khảo ý kiến của các bên liên quan về mức nhập cư tương lai của Canada trước khi công bố kế hoạch nhập cư hàng năm vào mùa thu này.
Những hoạt động của IRCC
Nhân viên của Bộ Di trú Canada (IRCC) đang phải làm việc từ xa nên ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng xử lý các đơn xin nhập cư. Tuy nhiên, IRCC đã thiết lập các hoạt động từ xa cho phép nhân viên truy cập vào các công cụ hỗ trợ xử lý. Đây là lúc để IRCC đổi mới và cải thiện quy trình xử lý hiện tại trong một số trường hợp bất ngờ. Chẳng hạn như, IRCC đã có thể đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ lao động nông nghiệp thời vụ theo Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP).
Lao động nước ngoài tạm thời
Bộ trưởng cho biết, IRCC đang liên hệ chặt chẽ với các chủ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản để hỗ trợ Chính phủ Liên bang và nỗ lực tăng cường cung cấp thực phẩm cho toàn bộ Canada.
“Chúng tôi có thể làm nhiều hơn thế? Chắc chắn như vậy. Chúng tôi luôn tìm cách đưa ra các giải pháp bổ sung linh hoạt cho Giấy phép làm việc, và loại bỏ bất kỳ rào cản nào còn đang tồn tại”, Bộ trưởng nói.
Ông cũng chỉ ra một trong những thách thức lớn nhất trong việc đưa lao động nước ngoài vào Canada chủ yếu phụ thuộc vào quyền hạn quốc gia của họ. Một điều khác nằm ngoài sự kiểm soát của IRCC là nhu cầu thị trường có thể giảm đối với một số lĩnh vực nhất định, theo như Bộ trưởng dự đoán.
Sinh viên quốc tế: Tăng tính linh hoạt
Bộ trưởng tuyên bố IRCC vô cùng biết ơn các đơn vị liên quan đã phản hồi về cách Chính phủ Liên bang có thể điều chỉnh các chính sách cho du học sinh để đối phó với đại dịch. Ông cũng lưu ý cải cách trong Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (PGWP) gần đây của IRCC cho phép sinh viên quốc tế tham gia các khóa học trực tuyến vẫn đủ điều kiện tham gia.
IRCC vẫn đang tham khảo ý kiến với các bên liên quan của chương trình sau trung học để giúp du học sinh viên đăng ký tham gia học tập tại Canada vào tháng 9, thời điểm nhập học của hầu hết các chương trình. Bộ trưởng cho biết, hãy tiếp tục theo dõi để được cập nhật thêm thông tin mới nhất.
Tin tức từ CIC News, Admin biên dịch
Đăng ký nhận Tư vấn & Thẩm định hồ sơ, vui lòng liên hệ